Liên hệ
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần thêm thông tin, hãy liên hệ chúng tôi.
Web site: tvthphamtrangialoc.lcp.vn:44
Chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Thư viện tỉnh Lào Cai tổ chức Triển lãm ấn phẩm, tư liệu trực tuyến với chủ đề: “Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đấ nước”. Triển lãm giới thiệu 50 ấn phẩm, tư liệu thể hiện chặng đường dài đấu tranh kiên cường, bất khuất đầy hy sinh gian khổ của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đỉnh cao là đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phòng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Thông qua các ấn phẩm, tư liệu nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân về tầm vóc, giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc cho cán bộ và nhân dân nhất là thế hệ trẻ; tôn vinh và tri ân các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh xương máu, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thư viện tỉnh Lào Cai trân trọng giới thiệu tới quý độc giả!
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 2/2025
CHỦ ĐIỂM:"Chào xuân mới – Mừng Đảng quang vinh"
Kính thưa các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Hôm nay thư viện trường giới thiệu sách tháng 2 với chủ điểm: " Chào xuân mới - Mừng Đảng quang vinh”. Cuốn sách hôm nay tôi muốn giới thiệu tới các bạn mang tựa đề: Bác Hồ trên đất nước Lê-nin
Cuốn sách “ Bác Hồ trên đất nước Lê-nin” ghi lại những câu chuyện hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh từ mùa hè năm 1923 đến mùa thu năm 1938. Trong thời gian đó, Người sống và công tác ở Liên Xô tổng cộng 6 năm (1923-1924, 1927, 1934-1938), ngoài ra có hai lần người rời Liên Xô sang phương Đông đề lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và Đảng Cộng sản Việt Nam. Cả hai lần ấy người đều thoát khỏi sự lùng bắt và giam cầm của bọn phản động Trung Quốc và bọn đế quốc, và người trở lại Liên Xô để từ đây, vào cuối năm 1938, tìm đường về hẳn Việt Nam trực tiếp lãnh đạo Đảng ta
và nhân dân ta tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Cuốn sách chủ yếu giới thiệu những năm làm việc và nghiên cứu của Bác Hồ trên đất nước của Lê-nin, đồng thời ghi lại một số hoạt động của Người ở nhiều nước khác trước Cách mạng Tháng Tám. Tất cả những năm tháng, sự kiện, nhân vật trong sách đều nói lên rằng Bác Hồ yêu quí, của chúng ta là một người yêu nước chân chính, một chiến sĩ quốc tế xuất sắc, một học trò trung thành của Lê-nin và một kiến trúc sư vĩ đại của tình hữu nghị Việt Xô.
Tác giả viết cuốn sách này dựa trên nhưng hồ sơ của Quốc tế cộng sản lư trữ tại Liên Xô, những cuộc phỏng vấn các đồng chí cùng hoạt động với Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quốc tế cộng sản những năm 20 và 30 đầu thế kỷ này, và những tài liệu liên quan đến người lưu trữ tại Pháp, Đức, Bỉ, Ý, Anh. Cuốn sách là tư liệu quý mong rằng các bạn độc giả sẽ đến thư viện trường mình để tìm đọc cuốn sách này nhé!
Xin chào tất cả các bạn, hẹn gặp lại các bạn vào buổi giới thiệu sách lần sau.
Cuối cùng xin chúc các quý thầy cô một tuần mới luôn mạnh khoẻ công tác tốt, chúc các bạn có những bài học thật hay thật bổ ích.
Xin chân thành cảm ơn!
|
CBTV Phạm Thị Nha Trang |
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 1/2025
Chủ điểm: " Chào năm mới - Mừng Đảng quang vinh"
Kính thưa các thầy giáo cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Cũng như những buổi giới thiệu sách tháng trước thư viện trường lại tiếp tục giới thiệu sách tháng 1 với chủ điểm: "Chào năm mới - Mừng Đảng quang vinh ." Cuốn sách hôm nay TV muốn giới thiệu tới các bạn mang tựa đề:"Năm tháng dâng người"
Cuốn sách là tập hồi ký của một người hoạt động vận động và tổ chức thanh niên miền Trung, đặc biệt là thanh niên hai thành phố lớn Đà Nẵng và Huế trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1960 – 1975 (Còn gọi là phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Trung Trung bộ).
Thông qua câu chuyện về cuộc đời của một con người ta có thể hình dung được chân dung của một lớp người trí thức trẻ sẵn sáng hiến dâng tuổi thanh xuân mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và chông Mỹ cứu nước trước năm 1975 ở những đô thị miền Trung Việt Nam. Một thế hệ vàng được trui rèn trong lò lửa đấu tranh cách mạng và nay trở thành truyền thống tốt đẹp không chỉ của thanh niên miền Trung mà là thanh niên Việt Nam.
Năm tháng dâng người không chỉ nói lên sự thống thiết của người dân khi loại bỏ hết sức rộng của năm tháng để ghi nhớ công ơn của đất nước mở lối di cư từ vùng miền sang các chốn lập nghiệp , tư gia khá giả hơn khi mỗi người sống trong hồi ký đều lạc bước không quên lãng trái tim của hồn cảnh vật , non nước vọng về bốn bề tỏa lực khi mặt đối mặt quân thù không hề nao núng , khiếp sợ chúng , xứng đáng cho ngàn năm bờ cõi .
Chuỗi năm tháng ấy khởi đầu từ những ngày thơ ấu của tác giả với hoàn cảnh khó quê nghèo, khói lửa chiến tranh, đau thương tang tóc, nợ nước thù nhà… xét cho cùng đây cũng là những chuyện thường gặp trong lịch sử của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Ở đây con đường cách mạng của tác giả không hề là chuyện tình cờ do hoàn cảnh đưa đẩy. Lộ trình ấy đường như đã được tác giả vẽ lên từng cung đoạn, hết đoạn này tới đoạn kế tiếp và quyết tâm đi từng bước cho tới đích cuối cùng. Từ một cậy bé trăn trâu cắt cỏ ở làng Giáng La, huyện Điện bàn , tỉnh Quảng Nam lặn lội ra thành phố Đà nẵng để được đi học. Hết bậc tiểu hoc lại tiếp tục tự lực mưu sinh để tốt nghiệp trung học ở Sài Gòn rồi ngẩng cao đầu bước vào giảng đường đại học Huế. Với quan niệm của xã hội thì việc bước chân vào đại học là một ngưỡng cửa tương lai, nghề nghiệp, tiền bạc, ái tình, danh lợi…điều đó đã nằm trong tầm tay. Nhưng với tác giả, vấn đề không phải là như thế. Câu châm ngôn mà không phải theo là “ muốn làm tốt công tác cách mạng thì phải học và học để làm tốt công tác cách mạng”. Lý tưởng cách mạng như sợi chỉ đỏ với điểm khởi đầu ở Giáng La đã dẫn dắt ông lội suối trèo non, lên rừng xuống biển. Cả đến khi đã ngồi trong giảng đường Đại học rồi lại vẫn phải xếp bút nghiên, rời vị trí chiến đấu này để chuyển sang một vị trí, một địa bàn công tác khác. Cho đến thời điểm đại thắng mừ xuân năm 1975và cả đến hôm nay, khi viết những dòng hồi ký này thi dường như cuộc chiến đấu ấy vẫn còn tiếp diễn ít ra là trong tâm thức của ông.
Tập hồi ký này đã được nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản lần đầu vào năm 2006. Lần này nhà xuất bản Trẻ tái bản có bổ sung và chỉnh sửa của tác giả. Cuốn sách có sẵn trong tủ sách Hồ Chí Minh tại thư viện nhà trường mời các bạn độc giả tìm đọc.
CUỐN SÁCH: NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM
Kính thưa quý thầy, cô và các bạn học sinh thân mến!
Tập nhật ký được nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn biên tập thành sách được mang tên “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, sách do nhà xuất bản hội nhà văn ấn hành năm 2005 với độ dày 322 trang trên khổ giấy 21cm, bìa sách trang trí đơn giản mà đẹp mắt với gam màu xanh pha mộc mạc, từng câu chữ tiêu đề như thêm nổi bật. Đặc biệt, giữa mặt cuốn sách chính là bức chân dung của bác sĩ Đặng Thùy Trâm với chiếc áo phông trắng nhẹ nhàng, mỉm cười khe khẽ dưới tán ô, thông qua nhật ký Đặng Thùy Trâm để gởi tấm lòng tri ân đến các y bác sĩ thời chiến cũng như thời bình. Thư viện xin trường TH Phạm Trấn trân trọng giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm này.
Như bao cuộc chiến trong lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc oanh liệt hào hùng của dân tộc, toàn dân cùng một ý chí đoàn kết một lòng dù bơm rơi đạn lạc, dù dịch bệnh hiểm nguy ngành y với các đội ngũ y bác sĩ cán bộ nhân viên y tế vẫn luôn giữ vai trò tiên phong, xung kích, đi đầu giành giật từng hơi thở, sự sống cho đồng bào, đồng chí bằng tấm lòng yêu thương vô hạn của người thầy thuốc với phương châm “Lương Y Như Từ Mẫu” tiếp bước lịch sử nền y đức Việt Nam. Thời chống Mĩ cũng đã từng có một bác sĩ, một con người mang tên Đặng Thùy Trâm chị cũng đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho mùa xuân của dân tộc, một con người tận tụy, yêu thương, kiên cường, bất khuất như một anh hùng. Cuộc sống của chị, suy nghĩ của chị rồi những niềm vui, những mất mát tất cả những gì về người bác sĩ, người anh hùng ấy đều được ghi lại trong tập “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”.
Tập nhật ký được nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn biên tập thành sách được mang tên “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, sách do nhà xuất bản hội nhà văn ấn hành năm 2005 với độ dày 322 trang trên khổ giấy 21cm, bìa sách trang trí đơn giản mà đẹp mắt với gam màu xanh pha mộc mạc, từng câu chữ tiêu đề như thêm nổi bật. Đặc biệt, giữa mặt cuốn sách chính là bức chân dung của bác sĩ Đặng Thùy Trâm với chiếc áo phông trắng nhẹ nhàng, mỉm cười khe khẽ dưới tán ô, thông qua nhật ký Đặng Thùy Trâm để gởi tấm lòng tri ân đến các y bác sĩ thời chiến cũng như thời bình. Thư viện xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm này.
Đây có lẽ là cuốn nhật ký có số phận kỳ lạ nhất, cuốn nhật ký mà người con gái Hà Nội cương nghị, thủy chung, trong sáng đến thánh thiện đã viết với bao buồn vui, cay đắng, đớn đau và nước mắt. Cô được sinh ra trong một gia đình trí thức, bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ.
Đặng Thùy Trâm viết trong hoàn cảnh thời kháng chiến chống Mĩ, bối cảnh tại một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị các thương bệnh binh. Nhật ký được viết từ ngày 8 tháng 4 năm 1968 đến ngày 20 tháng 6 năm 1970 (hai ngày trước khi chị hy sinh).
Tập nhật ký này đã được một sĩ quan quân báo Hoa kỳ lưu giữ hơn 35 năm và sau 2 phần 3 thế kỷ lưu lạc nó đã được trở về với gia đình của chị.
Vương Trí Nhàn với Đặng Thùy Trâm là bạn học với nhau ở trường cấp III Tuy nhiên, từ sau khi người nữ bác sĩ ấy hy sinh, trong hoàn cảnh bận rộn, nhà văn cũng chỉ có dịp gặp gỡ gia đình được một vài lần. Có điều ngay khi nhận được nhật ký từ Mỹ chuyển về, gia đình có nhớ đến tôi và trao đổi với tôi nhờ gợi ý về việc làm sách.
Tập nhật ký ca ngợi “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến”
Nhật ký gồm 2 phần chính:
Phần 1: Những ngày rực lửa
Phần 2: Những tư liệu ảnh.
Để hiểu rõ hơn 2 phần của cuốn nhật ký , tôi xin phép trình bày lần lượt từng phần của sách
PHẦN 1: Những ngày rực lửa
Tuy không phải là một nhà văn nổi tiếng, nhưng với cách viết nhật ký mộc mạc, chân thành Thùy Trâm đã khiến cho người đọc như được quay ngược thời gian, trở về với những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Những trang nhật ký của chị giống như một cuốn phim quay chậm trước mắt chúng ta bao đau thương, mất mát, khó khăn gian khổ khiến người đọc không khỏi xúc động nghẹn ngào. Chị viết “Vừa cấp cứu cho anh, nước mắt mình vừa chảy tràn trên mặt, thương anh vô hạn muốn tìm mọi cách cứu anh nhưng không có cách nào mình như một chiến sĩ hai tay đã bị trọng thương đành nhìn quân thù vũ khí trong tay song đến giết mình”. Chị dành cho thương binh một thứ tình cảm như người thân ruột thì đã cứu sống biết bao thương binh, cán bộ và nhân dân trong vùng. Nhưng chị cũng đã cắn răng bật khóc, biết bao lần tự dày vò bản thân khi có ca thương binh nặng mà với khả năng và điều kiện bệnh xá địa phương không thể cứu chữa. Người Bác sĩ này đã đứng ra cầm súng bảo vệ cho những thương binh và đã ngã xuống như một người lính vừa rời tay súng. Trong vai trò một nữ Bác sĩ chị luôn yêu thương mọi người, chia sẽ niềm vui với mọi người, đâu với nỗi đau của người bệnh, chăm sóc thương binh hết lòng.
Thông qua phần 1 chúng ta đã hiểu rõ hơn những ngày rực lửa và để giúp bạn đọc hiện thực hóa nôi dung trên xin mời các bạn tiếp tục qua phần 2.
PHẦN 2: Những tư liệu ảnh
- Các bức ảnh nữ anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm còn đi học phổ thông, đại học đến những bức ảnh chụp tại nghĩa trang huyện Từ Liêm Hà Nội nơi an nghỉ cuối cùng của anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
Sau đây em xin trình bày một số bức ảnh sau:
+ Ảnh chụp 1965 tại viện mắt Trung ương Hà Nội và đây cũng là bức ảnh gắn trên bia mộ chị được thể hiện ở trang 283 của quyển sách.
+ Đặng Thùy Trâm trong thời gian thực tập y khoa taị Thái Nguyên 01/1962, trang 289.
+ Ảnh Thùy Trâm cùng các đồng đội tại bệnh xá Đức Phổ trang 303.
Những bức ảnh trên Sau khi tốt nghiệp đại học Y Hà Nội nghe theo tiếng gọi của miền nam ruột thịt người con gái Hà Nội ấy đã xung phong vào miền nam chiến đấu, nơi mà có những người dân nghèo khổ, nơi mà những chiến sĩ của ta đang chiến đấu ác liệt nhất, anh dũng nhất.
Hình ảnh một cô gái Hà Nội sẵn sàng lao vào khói lửa chiến tranh vì không muốn sống hoài sống phí những năm tháng thanh xuân hiện lên sống động, gần gũi với lý tưởng sống đã chọn, chị đã lao vào công việc với một nghị lực phi thường, chị đã lăn xả vào cứu chữa thương binh, chăm sóc bệnh binh, tổ chức cho đơn vị di chuyển thương binh di chuyển địa điểm để chống càn. Đi công tác xuống cơ sở giữa một vùng đất hẹp ngập trời bom đạn và hằn dấu giày của những tên lính xâm lược chị vẫn kiên cường bám trụ trong nhiều năm.
Những năm tháng thanh xuân hào hùng ấy đã được chị ghi lại một cách tường tận, nhật kí Đặng Thùy Trâm không chỉ được Việt Nam đón nhận như một biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh, vì tình yêu tổ quốc của người phụ nữ Việt Nam. Mà ảnh hưởng cuốn sách đã vượt qua biên giới, với sự cảm hóa mạnh mẽ vì những trang nhật kí của chị thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội.
Thông qua 2 phần ta đã hiểu rõ được nội dung của quyển nhật ký nhưng để hiểu được giá trị của cuốn sách mời bạn đọc cùng tôi tìm hiểu rõ giá trị của nó.
Thông qua cuốn nhật ký người đọc sẽ cảm nhận được một phần nào về tính khóc liệt, đau thương, sự mất mát của thời chiến. (giá trị lý luận)
Dù trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng con người cũng có tình yêu thương, tình yêu giữa con người với con người là, thông qua chăm sóc các thương bệnh binh tác giả thể hiện tình đồng đội, tình đồng chí. Từ giá trị được thể hiện tác giả mong muốn giáo dục bạn đọc phải yêu chuộng hòa bình, nền độc lập dân tộc.
Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm không chỉ là tư liệu lịch sử quý giá mà cao hơn tất cả đó là cái giá rất nhân bản của một con người luôn trăn trở, muốn sống xứng đáng như một con người, một nhà cách mạng, một anh hùng. Thùy trâm và thế hệ cầm súng của chị mãi mãi tỏa sáng tuổi 20.)
Cuốn sách là dòng hồi ức đau thương về chiến tranh do Mỹ gây ra cho Việt Nam, ở đó tác giả còn gửi gắm một thông điệp sâu sắc đến những ai đã và đang được sống trong hòa bình. Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã trở thành cuốn sách nổi tiếng được dịch ra nhiều thứ tiếng, được viết thành phim và đã rất thành công khi giành giải Bông Sen Vàng năm 2009, giải Cánh Diều Vàng năm 2010. Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã có một cuộc hành trình kì diệu, vượt qua không gian và thời gian để đến với người đọc chúng ta ngày hôm nay.
Với cách viết nhật ký chân thành, mộc mạc đầy nhiệt huyết kháng chiến của người con gái tri thức chân yếu tay mềm, đã chinh phục được người lính Mĩ. Góp phần điểm thêm một dấu son chói lọi cho truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng.
Chúng ta là những thế hệ con cháu được thừa hưởng cuộc sống hòa bình độc lập, được sống, học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thiện xã hội chủ nghĩa thì những dòng nhật ký trên rất cần thiết với chúng ta, nó như một động lực thúc đẩy giúp chúng ta phải cố gắng học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc ngày một văn minh hiện đại, xứng đáng với sự cống hiến, hi sinh của các bậc cha anh đi trước.
Quý thầy cô và các bạn học sinh của chúng ta hãy đến với thư viện trường Tiểu học Phạm Trấn để tìm và đọc quyển “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” tôi tin chắc bạn sẽ tìm lý tưởng sống cho riêng mình. Buổi giới thiệu sách đến đây là hết rồi. Chúc sức khỏe quý thầy cô và các bạn. Xin chào và hẹn gặp lại../.
Cuốn sách: “500 câu chuyện đạo đức: Tình thầy trò”
Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Hòa trong không khí hân hoan hướng về ngày nhà giáo Việt nam, ngày mà cả nước tri ân, tôn vinh sự cống hiến miệt mài của các thầy, cô giáo. Thư viện TH Phạm Trấn - Gia Lộc – Hải Dương xin giới thiệu đến quý bạn đọc một cuốn sách: “500 câu chuyện đạo đức: Tình thầy trò” của tác giả Nguyễn Hạnh, được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2019, với độ dày 101 trang.
Cuốn sách nhỏ bao gồm 11 mẩu chuyện. Có nhiều tựa đề thật hình tượng, lại có những tựa đề đong đầy xúc cảm: Cô ơi, lòng yêu thương, sự hối hận muộn mằn....Mỗi trang sách là một bài học nhân từ về đạo làm trò, về tình cảm ấm áp và trách nhiệm - tình thương của người làm thầy.
Qua cuốn sách, các bạn có thể thấy đâu đó bóng dáng một người Thầy, một người Cô tương tự như những người đã dạy dỗ chúng ta, cũng thấy đâu đó một chút mình trong đó. Không phải chỉ riêng ngày 20/11 mà có thể bất kỳ ngày nào trong năm chúng ta vẫn có thể gửi tới quý Thầy Cô của mình những lời tri ân, những dòng tâm sự, những lời xin lỗi, lời cảm ơn. Thầy Cô luôn mở rộng vòng tay yêu thương để đón nhận, cho dù ta thành công hay thất bại trên đường đời.
“Tình thầy trò” là một tập truyện ý nghĩa giàu cảm xúc và những bài học đáng quý trong cuộc sống. Sự hy sinh thầm lặng của những người thầy đem lại cái chữ cho học trò, hơn thế nữa là đem lại kiến thức, bài học làm người, cách đối nhân xử thế… Để rồi từ đó chúng ta hãy biết trân trọng hơn quãng đời học sinh quý giá và hành động sao cho xứng đáng với tấm lòngvà sự kỳ vọng của thầy cô.
Hi vọng rằng sau khi đọc xong cuốn sách các bạn sẽ tích luỹ được nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho mình, thêm hiểu, thêm yêu và kính trọng thầy cô, bạn bè của mình.
Cuốn sách hiện đang có mặt tại Thư viện trường Tiểu học Phạm Trấn với mã kí hiệu CD-00071. Thư viện TH Phạm Trấn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
CBTV
Phạm Thị Nha Trang
HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU SÁCH CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
“Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy” Đó là lời của một bài hát đã khắc sâu trong tiềm thức của bết bao thế hệ học sinh. Hình ảnh người thầy, người cô miệt mài bên trang giáo án, say sưa trên bục giảng đã chắp cánh cho ước mơ của các em học sinh bay cao, bay xa. Thầy cô là những “kỹ sư tâm hồn”, suốt một đời thầm lặng như “người chở đò” đưa khách qua sông, đưa các thế hệ học sinh đến bờ bờ tri thức. Những “kĩ sư tâm hồn” ấy không chỉ dạy văn hóa, cung cấp cho học sinh những kiến thức về các lĩnh vực tri thức khoa học mà còn dạy cho học trò chữ “Nhân”, để mỗi thế hệ học trò sẽ trở thành những người có nhân cách, biết sống, biết yêu thương và có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
CUỘC THI VẼ TRANH THEO SÁCH CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Kênh được thiết lập nhằm: Truyền cảm hứng, Kết nối và lan tỏa tri thức.
Món quà dành cho những người yêu thích đọc sách báo, những người đã, đang và sẽ góp phần thúc đẩy văn hóa đọc.
Đặc biệt, Kênh còn dành sự quan tâm đến người khiếm thị.
Đây là một hợp phần trong Chương trình thiện nguyện: Cùng bạn đọc sách - Nâng tầm trí tuệ Việt do TS. Vũ Dương Thúy Ngà thiết lập.
Các bạn nhấn subscribe để ủng hộ nhé!
Để phục vụ Đề án Phát triển Văn hóa đọc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xây dựng kênh YouTube “Sách và Trí tuệ Việt” với mong muốn “Lan tỏa tri thức, khơi dậy khát vọng Việt Nam”, hướng đến cộng đồng, phục vụ từ xa cho người đọc không có điều kiện tiếp xúc với sách, giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách hay, bổ ích, góp phần xây dựng xã hội học tập, xây dựng nền văn hóa đọc Việt Nam ngày càng phát triển.
Được xây dựng với 5 chuyên mục gồm “Đại sứ văn hóa đọc”, “Sách hay cho bạn”, “Những tác phẩm vượt thời gian”, “Sách kỹ năng sống”, “Đi qua mọi miền Tổ quốc” cung cấp thông tin, tri thức đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video… YouTube “Sách và Trí tuệ Việt” là kênh phục vụ cộng đồng phi lợi nhuận, do vậy, Vụ Thư viện kêu gọi các tác giả, các nhà xuất bản, các nhà làm sách và cộng đồng những người yêu mến sách chia sẻ niềm đam mê đọc sách thông qua việc chia sẻ bản quyền tác phẩm, hoặc đọc các tác phẩm, giới thiệu các tác phẩm hay, bổ ích gửi về Vụ Thư viện để chung tay xây dựng kênh “Sách và Trí tuệ Việt” phát triển.
Các bạn nhấn subscribe để ủng hộ nhé!
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần thêm thông tin, hãy liên hệ chúng tôi.
Web site: tvthphamtrangialoc.lcp.vn:44